Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam

Chủ Nhật, 28 - 04 - 2024 | 10:47 chiều

Liên hệ:  masovietnam@gmail.com

Danh sách lãnh đạo

Thông tin giới thiệu

Danh sách lãnh đạo

STTHỌ VÀ TÊNCHỨC VỤPHÒNG BAN
1Phó Đức SơnChủ tịch
2Nguyễn Văn LýPhó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký
3Bùi Hữu ĐạoPhó Chủ tịch
4Nguyễn Thị SinhPhó Chủ tịch
5Phạm Thị LýPhó Chủ tịch
6Bùi Bá ChínhPhó tổng thư ký
7Trần Quốc TuấnTrưởng banBan Kiểm tra
8Lê Xuân TrườngChánh Văn phòngBan Văn phòng
9Nguyễn Văn ChínhPhó Chánh Văn phòngBan Văn phòng
10Phạm Thế QuếTrưởng banBan Chuyên môn
11Nguyễn Viết HồngPhó BanBan Chuyên môn
12Phạm Thị LýTrưởng banBan Hội viên
13Lê Hữu LộcPhó BanBan Hội viên

Điều 10. Cơ cấu tổ chức của Hội.

Hội được thành lập và hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự trang trải và tự quản. Tổ chức của Hội bao gồm:

– Đại hội đại biểu toàn quốc.

– Ban chấp hành.

– Ban thường vụ gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Tổng thư ký, các ủy viên Thường vụ.

– Ban kiểm tra.

– Các Ban chuyên môn.

– Văn phòng.

– Cơ quan ngôn luận và các đơn vị nghiên cứu, triển khai dịch vụ kỹ thuật, thông tin, đào tạo, tư vấn, phản biện, hợp tác quốc tế.v.v được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Đại hội đại biểu toàn quốc.

Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội. Nhiệm kỳ của Đại hội là 5 năm họp một lần do Ban chấp hành Hội triệu tập. Trường hợp cần thiết Ban chấp hành Hội có thể triệu tập Đại hội bất thường khi có ít nhất 2/3 số uỷ viên Ban chấp hành chính thức đề nghị. Đại hội đại biểu toàn quốc có nhiệm vụ:

a. Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ đã qua và quyết định phương hướng, nhiệm vụ của Hội trong nhiệm kỳ tới.

b. Thảo luận và biểu quyết thông qua việc bổ sung và sửa đổi Điều lệ của Hội;

c.Thông qua báo cáo thu chi tài chính nhiệm kỳ trước, kế hoạch thu chi tài chính nhiệm kỳ tới và quyết định mức thu Hội phí.

d. Quyết định số lượng thành viên Ban chấp hành, bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ mới.

e. Thảo luận và quyết định các vấn đề cần thiết khác.

Điều 12. Ban chấp hành.

1. Ban chấp hành Hội do Đại hội đại biểu toàn quốc bầu ra, là cơ quan lãnh đạo của Hội giữa hai kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc. Ban chấp hành có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội, có quyền miễn nhiệm và bổ sung ủy viên Ban chấp hành khi xét thấy nhu cầu cần thiết và được 2/3 tổng số ủy viên Ban chấp hành tán thành. Số ủy viên bổ sung không được quá 1/3 tổng số ủy viên do Đại hội bầu. Ban chấp hành họp thường kỳ mỗi năm một lần do Ban thường vụ triệu tập, nội dung họp do Ban thường vụ chuẩn bị và có thể  họp bất thường khi Ban thường vụ xét thấy cần thiết, hoặc trên 1/2 tổng số ủy viên Ban chấp hành yêu cầu.

2. Ban chấp hành bầu ra Ban thường vụ, gồm có Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Tổng thư ký, các uỷ viên thường vụ và Ban kiểm tra.

3. Theo Điều lệ đã được phê duyệt, Ban chấp hành qui định Qui chế hoạt động của Hội và triển khai việc tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội.

4. Xây dựng chương trình hoạt động hàng năm và cả nhiệm kỳ, và tổ chức thực hiện chương trình đó.

5. Soạn thảo báo cáo tổng kết hàng năm, xây dựng mục tiêu phương hướng nhiệm vụ và các giải pháp cho năm sau.

6. Chuẩn bị văn kiện và triệu tập Đại hội của Hội.

Điều 13. Ban Thường vụ.

1.  Ban thường vụ gồm có: Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Tổng thư ký và các ủy viên thường vụ. Ban Thường vụ có nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp của Ban chấp hành. Ban Thường vụ Hội họp thường kỳ sáu tháng một lần.

2. Ban Thường vụ Hội, tùy theo yêu cầu công tác, có thể lập các Ban chuyên môn và các tổ chức khác để thực hiện nhiệm vụ của Hội.

Điều 14. Chủ tịch và Phó chủ tịch

1.  Nhiệm vụ của Chủ tịch:

Chủ tịch là người đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật. Chủ tịch có  nhiệm vụ chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Hội giữa hai  kỳ đại hội, với sự giúp đỡ của các Phó chủ tịch và Tổng thư ký.

Cụ thể như sau:

– Tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đại hội, và các quyết định của Ban Chấp hành.

– Chủ trì các cuộc họp của ban Chấp hành Hội

– Trực tiếp chỉ đạo Tổng thư ký Hội

– Phê duyệt nhân sự Văn phòng Hội và các tổ chức khác do Hội thành lập

– Chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành Hội và toàn thể Hội viên về các hoạt động của Hội.

2.  Nhiệm vụ của Phó chủ tịch:

Phó chủ tịch Hội là người giúp việc cho Chủ tịch, được Chủ tịch phân công giải quyết từng vấn đề cụ thể và có thể được uỷ quyền điều hành công việc của Ban chấp hành hội khi Chủ tịch vắng mặt.

Điều15. Tổng thư ký

Tổng thư ký chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành các công việc của Văn phòng Hội nhằm thực hiện các quyết định của Ban chấp hành và Ban thường vụ Hội.

Cụ thể như sau:

– Xây dựng quy chế hoạt động của Văn phòng, quy chế quản lý tài chính, tài sản của hội trình Ban Chấp hành phê duyệt

– Định kỳ báo cáo Ban Chấp hành Hội về các hoạt động của Hội.

– Lập báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hội.

– Quản lý danh sách, hồ sơ tài liệu về các Hội viên và các tổ chức trực thuộc.

– Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Hội và trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng Hội.

Điều 16. Văn phòng Hội.

Văn phòng Hội là cơ quan thường trực của Hội. Cơ cấu tổ chức của Văn phòng do Ban thường vụ Hội quyết định.

a) Văn phòng Hội được tổ chức theo Quy chế do Tổng thư ký trình Ban Chấp hành Hội phê duyệt.

b) Các nhân viên Văn phòng được tuyển dụng và làm việc theo chế độ hợp đồng có thời hạn.

c) Kinh phí hoạt động của Văn phòng do Tổng thư ký dự trù trình Ban Thường vụ Hội duyệt.

Điều17. Ban kiểm tra.

1. Ban kiểm tra có nhiệm vụ:

a) Kiểm tra việc thực hiện Điều lệ của Hội, và các nghị quyết của Ban Thường vụ và Ban chấp hành.

b) Kiểm tra các hoạt động có liên quan đến kinh tế, tài chínhs của Hội.

c) Xem xét và giải quyết các đơn thư khiếu tố về hoạt động của Hội và của các Hội viên theo quy định của pháp luật.

2.  Ban kiểm tra họp một năm một lần và có thể họp bất thường theo đề nghị của Chủ tịch Hội hoặc của Trưởng ban kiểm tra.

Để lại bình luận của bạn

HỘI MÃ SỐ MÃ VẠCH VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 50, ngõ 84, phố Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội
Email:  masovietnam@gmail.com

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI